Hỏi & đáp

1. Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh sản phẩm rau củ quả tươi quy định những gì? Sản phẩm rau củ quả tươi có cần tự công bố hoặc đăng ký bản công bố sản phẩm không?

Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với sản phẩm rau củ quả tươi và cơ sở kinh doanh sản phẩm rau củ quả tươi quy định những gì?

Căn cứ theo Điều 10, Điều 11 và Điều 24 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định như sau:

* Về điều kiện đảm bảo an toàn đối với sản phẩm rau củ quả tươi

"Điều 10. Điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm
1. Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
2. Tùy từng loại thực phẩm, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây:
a) Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
b) Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;
c) Quy định về bảo quản thực phẩm.
Điều 11. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm tươi sống
1. Tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật này.
2. Bảo đảm truy xuất được nguồn gốc theo quy định tại Điều 54 của Luật này.
3. Có chứng nhận vệ sinh thú y của cơ quan thú y có thẩm quyền đối với thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ động vật theo quy định của pháp luật về thú y.

* Về điều kiện đảm bảo an toàn đối với cơ sở kinh doanh sản phẩm rau củ quả tươi

Điều 24. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống
1. Cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Tuân thủ các điều kiện về bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, điều kiện về bảo đảm an toàn trong bảo quản, vận chuyển thực phẩm quy định tại các điều 18, 20 và 21 của Luật này;
b) Bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định cụ thể điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống.

Như vậy, cơ sở kinh doanh sản phẩm rau củ quả tươi cần tuân thủ theo các điều kiện như trên để thực hiện cho đúng.

2. Truy xuất nguồn gốc là gì
Một số khái niệm trong truy xuất nguồn gốc hàng hóa dùng ứng dụng công nghệ thông tin
Tổng quan về truy xuất nguồn gốc
 
Truy xuất nguồn gốc sản phẩm là khái niệm được đề cập bởi nhiều học giả, các cơ quan quản lý, pháp luật, các tổ chức quốc tế và các quốc gia khác nhau do sự tiếp cận và cấp độ quản lý vấn đề truy xuất nguồn gốc trong chuỗi thực phẩm. Golan và cộng sự (2004) đã cho rằng việc định nghĩa truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa là quan trọng bởi vì truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa được xem là công cụ để đạt được rất nhiều các mục tiêu khi thực phẩm được xem là một mặt hàng phức tạp.
 
 Theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 8402 (1994) truy xuất nguồn gốc xuất xứ được định nghĩa đó là “khả năng truy tìm về lịch sử, ứng dụng hay vị trí của một thực thể bởi những công cụ xác minh được ghi chép lại”. Trong tiêu chuẩn ISO 9000 (2005), định nghĩa trên được mở rộng đó là “khả năng truy tìm về lịch sử, ứng dụng hay vị trí của một vật thể được xem xét” (Điều 3.5.4). Còn theo ISO 22005: 2007 (điều 3.6) truy xuất nguồn gốc xuất xứ là “khả năng truy theo sự lưu chuyển của thức ăn chăn nuôi hoặc thực phẩm qua (các) giai đoạn xác định của quá trình sản xuất, chế biến và phân phối”. Các hướng dẫn của ISO còn đi vào cụ thể hơn khi cho rằng “truy xuất nguồn gốc có thể xem xét đến nguồn gốc của vật liệu và các bộ phận, thành phần, lịch sử quy trình và sự phân phối và vị trí của sản phẩm sau khi đã chuyển đưa đi”.
 
Quy tắc 178/2002 của Ủy ban Châu Âu (EU) (EU, 2002) đã thu hẹp phạm vi định nghĩa trong ngành công nghiệp thực phẩm bằng việc định nghĩa truy xuất nguồn gốc là“khả năng truy tìm và theo dõi thực phẩm, thức ăn gia súc, động vật, sản xuất thực phẩm hoặc hợp chất muốn bổ sung vào thức phẩm hoặc thức ăn gia súc, thông qua toàn bộ giai đoạn sản xuất, chế biến và phân phối”.
 
Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế Codex (CAC, 2005) đã định nghĩa một cách ngắn gọn truy xuất nguồn gốc đó là “khả năng theo dõi sự di chuyển của một thực phẩm thông qua các giai đoạn cụ thể của sản xuất, chế biến và phân phối”.
 
Một số học giả cũng đã định nghĩa truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Theo Olsen và Borit (2013) truy xuất nguồn gốc đó là “khả năng truy cập vào bất cứ hay tất cả các thông tin liên quan đến những gì mà được xem xét xuyên suốt toàn bộ chu kỳ sống của nó bằng sự nhận dạng đã được ghi chép lại”. Còn theo Bosona và Gebresenbet (2013) “truy xuất nguồn gốc thực phẩm là một phần của việc quản lý hệ thống hậu cần thương mại mà cho phép ghi nhận, lưu giữ và truyền đi thông tin đầy đủ về thực phẩm, thức ăn gia súc, động vật hay các chất tại các giai đoạn của chuỗi cung ứng thực phẩm để sản phẩm có thể được kiểm tra tính an toàn và kiểm soát chất lượng, theo dõi tiến và lùi tại bất cứ thời điểm nào”.
 
Như vậy, các định ghĩa về truy xuất nguồn gốc sản phẩm tập trung vào các điểm đó là theo dõi lùi và theo dõi tiến trong chuỗi cung ứng sản phẩm.
 
Trong đó, đối tượng truy xuất có thể là sản phẩm, hàng hóa, đơn vị hậu cần, phương tiện vận chuyển... cần truy vấn thông tin về nguồn gốc. Truy xuất nguồn gốc sản phẩm bao gồm các hoạt động liên quan đến truy xuất nguồn gốc, xuất xứ của nguyên liệu hoặc cấu phần tạo nên sản phẩm; lịch sử sản xuất; quá trình phân phối, sử dụng và địa điểm của sản phẩm trong toàn chuỗi cung ứng;
 
 - Các bên tham gia truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng gồm nhà cung ứng, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và người tiêu dùng. Các bên tham gia truy xuất xây dựng và quản lý dữ liệu truy xuất được tạo ra trong mỗi hoạt động, công đoạn, quy trình liên quan đến đối tượng truy xuất trong chuỗi cung ứng. Dữ liệu truy xuất của một đối tượng truy xuất thường bao gồm 05 thông tin chính đó là: “Ai, Cái gì, Nơi nào, Khi nào, Tại sao” tương ứng với 05 từ hỏi trong tiếng Anh “Who, What, Where, When, Why” (sau đây viết tắt là thông tin 5W về đối tượng truy xuất). Cụ thể, thông tin 5W về đối tượng truy xuất gồm: thông tin về các bên có liên quan (Who); thông tin về đối tượng truy xuất nguồn gốc chính (What); thông tin về nơi xảy ra các hoạt động hoặc sự kiện (Where); thông tin về thời gian xảy ra các hoạt động hoặc sự kiện (When); thông tin về nguyên nhân, lý do sự kiện xảy ra (Why);
 
- Thẻ truy xuất nguồn gốc là công cụ chứa dữ liệu truy xuất phục vụ quá trình định danh, thu thập, lưu trữ thông tin đối tượng truy xuất trong chuỗi cung ứng. Thẻ truy xuất bao gồm các dạng như nhãn, mác, tem, thẻ... được in, gắn, hoặc tài liệu hóa kèm đối tượng truy xuất. Tem truy xuất nguồn gốc là một loại thẻ truy xuất gắn trên sản phẩm cần truy xuất nguồn gốc trước khi phân phối sản phẩm đó đến người tiêu dùng. Tem truy xuất nguồn gốc chứa một mã số giúp định danh (nhận dạng và xác định) đơn nhất đối với sản phẩm truy xuất nguồn gốc.
 
Truy xuất nguồn gốc theo chiều rộng là khả năng cho phép áp dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho nhiều ngành, nghề, loại sản phẩm, nhiều chuỗi cung ứng.
 
Truy xuất nguồn gốc theo chiều sâu là khả năng cho phép áp dụng truy xuất nguồn gốc tại mỗi công đoạn như lô sản xuất, con giống, thửa đất … trong chuỗi cung ứng và mỗi công đoạn dữ liệu truy xuất thường bao gồm 05 thông tin chính đó là: “Ai, Cái gì, Nơi nào, Khi nào, Tại sao”.
 
Năm 2019, Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt đề án “Trển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc” tại Quyết định số 100/QĐ-TTG NGÀY 19/01/2019, Trong đó nhấn mạnh các mục tiêu:
 
“- Hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật, văn bản, tài liệu hướng dẫn về truy xuất nguồn gốc,
 
- Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động truy xuất nguồn gốc để phục vụ hội nhập quốc tế và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, bảo đảm chất lượng, tính an toàn của sản phẩm, hàng hóa.
 
- Nâng cao nhận thức xã hội, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp về truy xuất nguồn gốc thông qua việc đẩy mạnh các hoạt hoạt tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho các bên liên quan.
 
- Đảm bảo công khai, minh bạch các thông tin truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, hàng hóa trên thị trường, cung cấp thông tin, kiến thức thiết yếu về truy xuất nguồn gốc.”
3. Ai có thể đăng ký tham gia Hệ thống này?

Bất cứ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hay hợp tác xã nào cũng có thể đăng ký tham gia hệ thống.

Trong đó, Khi tham gia, các đơn vị, tổ chức cá nhân cần tuân thủ quy định quy tắc hiện hành.

4. Chi phí tham gia hệ thống là bao nhiêu?

Đối với các đơn vị, tổ chức cá nhân là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, hộ gia đình, trang trại.... đạt tiêu chuẩn chất lượng, có đầy đủ hồ swo pháp lý, giấy chứng nhận sản xuất kinh doanh đảm bảo an toàn, hoặc ký cam kết và nằm trong danh sách quản lý của các cấp được hỗ trợ tham gia hệ thống miễn phí (gia đoạn 2021-2022).

Đối tượng người tiêu dùng, khách hàng đăng ký là thành viên của Hệ thống đăng ký hoàn toàn miễn phí khi tuân thủ các quy tắc, quy định khi tham gia mua bán trao đổi trên Hệ thống này.

5. Câu hỏi 1

trả lời câu hỏi 1

Gửi câu hỏi, phản ánh kiến nghị

Gửi tới *
Họ tên *
Đơn vị *
Địa chỉ *
Số điện thoại *
Email *
Nội dung *